24/1 Tân Xuân 5, Ấp Chánh 2, X.Tân Xuân, Hóc Môn
Email: sales@hoangaulactourist.com
24/1 Tân Xuân 5, Ấp Chánh 2, X.Tân Xuân, Hóc Môn
Email: sales@hoangaulactourist.com
Nghĩa Trang Liệt Sĩ Giáo Dục – Một Điểm Đến Vạn Lời Tri Ân
Tây Ninh - vùng đất anh hùng, nơi ghi dấu những trang sử hào hùng của dân tộc. Giữa vùng đất đỏ bazan ấy, nép mình trên ngôn Đồi 82 linh thiêng là Nghĩa Trang Liệt Sĩ Giáo Dục. Nơi đây không chỉ là nơi yên nghỉ của những người thầy, người cô đã hy sinh vì sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn là một địa chỉ đỏ, một điểm đến tâm linh để mọi người thể hiện lòng biết ơn sâu sắc. Với thông điệp “Một điểm đến, vạn lời tri ân”, Nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục tại Tây Ninh xứng đáng trở thành điểm đến của mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, để hiểu rõ hơn về giá trị cao quý của sự hy sinh và lòng yêu nước.
Bia tưởng niệm chiến sĩ giáo dục(nguồn - sưu tầm)
Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc – giải phóng dân tộc, hàng ngàn thầy cô giáo của hai miền Nam - Bắc tề tựu về đây không chỉ đứng trên bục giảng mà còn trực tiếp tham gia chiến đấu, trở thành những chiến sĩ dũng cảm. Nhiều người đã không trở về khi tuổi đới còn rất trẻ khi tuổi đời chưa đến 30, có những cặp vợ chồng nhà giáo tham gia chống Mỹ đã hy sinh, một số thầy cô đã hy sinh trong nhà lao của giặc như : Huỳnh Thành Phổ, Lê Ưng… cái chết của cô giáo Dương Lệ Chi hy sinh trong khi lấy thân mình che cửa hầm tránh pháo cho học sinh lớp 3 trường Nguyễn Văn Trỗi trong trận càn Đông Dương tháng 5-1970. Nhà giáo Trần Thế Lộc cùng du kích và nhân dân bám trụ đánh địch cũng đã hy sinh cùng du kích địa phương ở xã Bảo Chánh, Xuân Lộc, Đồng Nai, hiện vẫn còn di tích mộ tập thể của Thầy Lộc và các du kích cùng chiến đấu. Nhà giáo Ca lê Hiến (Lê Anh Xuân) Khoa Sử trường đại học Tổng hợp Hà Nội vào Nam từ năm 1964 đã hy sinh ở vùng ven Sài Gòn năm 1968 hay Cô giáo Lê Thị Bạch Cát tham gia cùng các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Xuân Mậu Thân 1968 chiến đấu đến viên đạn cuối cùng đã hy sinh anh dũng trên đường phố Sài Gòn……
Sau năm 1975, trong cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Các Nhà giáo ngành giáo dục Tây Ninh tiếp tục đỗ máu để bảo vệ học sinh. Năm 1977 một ngày tang thương của ngành giáo dục Tây Ninh. Đó là ngày thứ bảy, các thầy cô thường về nhà ở Hòa Thành, Thị Xã…nhưng hôm nay vì phải ở lại tổ chức đêm Trung Thu cho học sinh trường Tiểu học Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên nên các thầy cô không về. Đêm ấy 11 thầy, cô giáo bị bọn Pôn Pốt tràn sang giết chết ném xác xuống giếng nước ngay tại nhà ở tập thể của thầy cô. Ngày nay giếng nước vẫn còn như chứng tích dã man lưu lại. Nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục tại Tây Ninh như một quyển hồi ký, ghi dấu và để lại cho thế hệ chúng ta niềm tiếc thương vô hạn Đối vời những chiến sỹ giáo dục.
Cán Bộ - Lãnh Đạo Phòng Giáo Dục và Đào Tạo H. Hóc Môn viếng nghĩa trang
Ban Liên lạc truyền thống tiểu Ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam lập tờ trình được Bộ Giáo dục Đào tạo cấp kinh phí và được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh. Vào cuối năm 1993, bia tưởng niệm đã xây xong tại tỉnh Tây Ninh. Tấm bia là một cuốn sách mở khắc tên 106 chiến sĩ giáo dục đã hy sinh, đặt dựa cây bút vút thẳng trên trời xanh, tượng trưng cho sự nghiệp những người làm giáo dục, tượng trưng cho khí tiết liệt sĩ giáo dục. Ngày 22/01/1994 Lễ khánh thành bia tưởng niệm các liệt sĩ giáo dục đã hy sinh tại chiến trường B2 đã được tổ chức
Sau 10 năm, đứng giữa trời mưa nắng trên Đồi 82, Bia tưởng niệm ngày một xuống cấp. Ban Liên lạc truyền thống tiểu Ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam một lần nữa đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cấp xây thành Nhà bia tưởng niệm. Bộ giáo dục và Đào tạo, Công đoàn giáo dục Việt Nam đồng ý phát động quyên góp giáo viên trong toàn ngành giáo dục cả nước, được sự giúp sức của Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục Tây Ninh, các sở ngành có liên quan, nhà Bia tưởng niệm liệt sĩ giáo dục được xây dựng thay thế cho Bia tưởng niệm trước đây.
Ngày 27/7/2004, Bộ giáo dục và Đào tạo cùng với Ban Liên lạc truyền thống tiểu Ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam tổ chức Lễ khánh thành Nhà Bia tưởng niệm.Nhà bia tưởng niệm được xây dựng trên một thiết kế gọn đẹp, mang đậm màu sắc dân tộc
Nghĩa trang không chỉ là nơi yên nghỉ của các liệt sĩ mà còn là một chứng tích lịch sử sống động. Nơi đây ghi dấu những hy sinh, gian khổ của thế hệ đi trước, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết.
Nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục được thiết kế với kiến trúc trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với các liệt sĩ - Các biểu tượng như cây bút, trang sách, lá cờ Tổ quốc xuất hiện trong không gian của nghĩa trang, thể hiện sự nghiệp giáo dục và tinh thần yêu nước - Khu tưởng niệm chính: Nhà bia tưởng niệm có văn bia, câu đối và danh sách 621 liệt sĩ giáo dục và còn nhiều gương liệt sĩ anh dũng hy sinh nữa mà ta chưa biết …nép mình dưới những hàng cây xà cừ xanh mát.
Cổng vào được thiết kế đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, như một cánh cửa mở ra thế giới tâm linh, Những con đường dẫn vào các phần mộ được lát gạch, tạo cảm giác ấm áp, thân thuộc.
Với truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hàng năm cứ đến dịp tết nguyên đán, ngày 30 tháng 4, ngày 27 tháng 7, ngày 20 tháng 11, …Ban liên lạc tổ chức Lễ đặt tràng hoa thắp nhang và cúng giỗ các liệt sĩ tại Nhà bia để tưởng nhớ công ơn của các liệt sĩ.
Tập thể CB - Đảng viên trường Mầm Non Cúc Họa Mi - H.Hóc Môn - viếng nghĩa trang
Nơi hun đúc những tâm hồn trẻ
Nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục không chỉ là nơi để tưởng niệm mà còn là một địa điểm tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về những hy sinh của thế hệ đi trước, để giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, sự biết ơn và tri ân.
BGH, GV Trường THCS Nguyễn Văn Bứa - H. Hóc Môn Viếng Nghĩa Trang
Thông điệp “Một điểm đến - vạn lời tri ân”
Thông điệp này khẳng định vai trò quan trọng của Nghĩa trang Liệt sĩ Giáo dục không chỉ là một nơi yên nghỉ mà còn là một địa chỉ đỏ, một điểm đến tâm linh. Nơi đây đã, đang và sẽ mãi là biểu tượng của lòng biết ơn, của tinh thần yêu nước.Mỗi người đến đây đều mang theo một lời tri ân, một lời cảm ơn gửi đến những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Các em học sinh trường THCS Nguyễn Văn Bứa H,Hóc Môn viếng nghĩa trang
Hoàng âu Lạc Tourist đang có tổ chức tour du lịch về Nghĩa Trang Liệt Sĩ Giáo Dục - vui chơi trải nghiệm tại KDL Sun World Bà Đen
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt tour: